banner chinh

TS. Nguyễn Thu Hương – PCT Hội Khoa Học Thể Thao Việt Nam, tiên phong trong lĩnh vực đảo ngược quá trình lão hóa thuần tự nhiên


Năm 2021, TS. Nguyễn Thu Hương chính thức trở thành Phó Chủ tịch Hội khoa học thể thao Việt Nam, chị đã dành nhiều thời gian tâm huyết cho các đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực thể thao. Đến năm 2023, chị bắt tay vào nghiên cứu lĩnh vực giảm cân, đảo ngược quá trình lão hoá thuần tự nhiên nhằm bảo vệ sức khoẻ bản thân, gia đình, sau đó là lan toả và phục vụ cộng đồng.  

Khi bắt đầu nghiên cứu, chị tiến hành thực nghiệm trên chính bản thân mình với mục tiêu giảm 9kg trong vòng 9 tuần mà không dùng tới bất kì loại thực phẩm chức năng, các biện pháp can thiệp nào. Chị tin rằng thay đổi lối sống là điều quan trọng nhất để giữ gìn sức khoẻ và trẻ hoá tuổi sinh học.

Thông qua một kế hoạch tổng thể cùng đội ngũ chuyên gia gồm huấn luyện viên thể lực – huấn luyện viên dinh dưỡng – huấn luyện viên tâm lý, chị đã giảm thành công từ 61kg về 53kg trong vòng 9 tuần và tuổi sinh học từ 40/44 về được 20/44 tuổi. Căn cứ trên thực nghiệm của bản thân cùng đội ngũ chuyên gia đòng hành, TS. Nguyễn Thu Hương đã tiến hành phát triển chuyên sâu giáo trình huấn luyện chăm sóc sức khoẻ để cải thiện các chỉ số cân nặng, chỉ số mỡ cơ thể và từ đó giúp đảo ngược quá trình lão hoá thuần tự nhiên mang tên SBody – Khoẻ đẹp từ gốc để phục vụ cộng đồng. Phương pháp của SBody căn cứ trên các nghiên cứu khoa học về lão hoá của các nhà khoa học hàng đầu trên thế giới.

Một nghiên cứu về lão hóa đã được công bố vào tháng 7/2015 đã làm sáng tỏ hơn về cách cơ thể con người lão hóa. Đây có thể là bước tiến trong việc phát triển các phương pháp điều trị cho mọi thứ, từ viêm khớp đến phòng ngừa ung thư. Các nhà nghiên cứu cho biết, họ có thể đã tìm ra cách xác định thời điểm bắt đầu quá trình lão hóa ở những người trẻ tuổi. Kết quả cho thấy mọi người già đi với tốc độ khác nhau một cách đáng kể theo cách có thể phát hiện sớm nhất là ở độ tuổi đôi mươi.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Duke, Hoa Kỳ có thể giúp chống lại các bệnh liên quan đến tuổi tác. Công trình của họ đặt ra một thước đo mới về cách đo lường quá trình lão hóa ở những người trẻ tuổi, đảo ngược quan niệm trước đây rằng những người trẻ tuổi không có dấu hiệu lão hóa. Kết quả có thể giúp phát triển các loại thuốc phòng ngừa có thể làm chậm quá trình khởi phát hoặc thậm chí ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tuổi tác. Nhưng Terrie Moffitt, tác giả chính của nghiên cứu này và là giáo sư tâm lý học và khoa học thần kinh tại Đại học Duke, đã cảnh báo nghiên cứu không có nghĩa là các phương pháp khiến loài người trường sinh bất tử sắp ra đời.

Các nhà nghiên cứu của Duke đã nghiên cứu 954 người sinh ra tại Dunedin, New Zealand, vào năm 1972 và 1973 bằng cách đo tổng cộng 18 chức năng sinh học và cơ thể, bao gồm chức năng thận, phổi và gan, sức khỏe răng miệng và quá trình trao đổi chất. Những người tham gia được đo ở độ tuổi 26, 32 và 38.

Trong khi hầu hết những người tham gia nghiên cứu già đi một tuổi sinh học với mỗi năm theo niên đại, một số người già đi tới ba tuổi sinh học cho mỗi năm theo niên đại, nghĩa là cơ thể và trí óc của họ suy yếu nhanh hơn so với tuổi tác. Vào cuối nghiên cứu, một số đối tượng 38 tuổi có tuổi sinh học gần 60. Những người khác có tuổi sinh học thấp hơn tuổi theo niên đại của họ.

Nghiên cứu cho biết "Trước tuổi trung niên, những cá nhân già đi nhanh hơn thường kém khả năng về thể chất, suy giảm nhận thức và lão hóa não, sức khỏe kém hơn và trông già hơn".

Ngoài ra, những người tham gia có tuổi sinh học lớn hơn và có "tốc độ lão hóa" cao hơn đạt điểm thấp hơn trong các bài kiểm tra IQ và nhiều bài kiểm tra sinh trắc học khác, bao gồm các bài kiểm tra về sự cân bằng và sức mạnh. Khi sinh viên từ Đại học Duke được xem ảnh của tất cả các đối tượng, họ luôn đánh giá những người có tuổi sinh học cao hơn là "trông già hơn" so với tuổi theo niên đại của họ.

Nghiên cứu cho biết khả năng của bác sĩ trong việc phát hiện và chữa khỏi một căn bệnh liên quan đến tuổi tác như bệnh Alzheimer đang trở nên quan trọng hơn khi độ tuổi trung bình của dân số toàn cầu đang tăng lên. Các nhà nghiên cứu ước tính rằng đến năm 2050, số người 80 tuổi sẽ tăng gấp ba lần so với hiện nay. Các bệnh liên quan đến tuổi tác cũng có thể có tác động bất lợi to lớn đến cấu trúc xã hội và hệ thống kinh tế của một quốc gia.

Nhưng việc phát hiện sớm tiến triển của những căn bệnh đủ để đảo ngược đáng kể tác động của chúng vào những người trẻ tuổi. Trước đây, không có cách hiệu quả nào để kiểm tra tốc độ lão hóa của một người ở độ tuổi đôi mươi để xác định xem họ có thể bắt đầu điều trị căn bệnh mà họ có thể mắc phải ở độ tuổi sáu mươi hay không. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng một người có thể làm chậm quá trình lão hóa nếu họ có tuổi sinh học trẻ hơn tuổi thật và ngược lại người trẻ cũng có thể mắc các bệnh lão hóa nếu tuổi sinh học lớn hơn tuổi thật.

Qua những chia sẻ trên, chúng ta có thể hiểu đơn giản tuổi sinh học chính là con số phản ánh độ tuổi của tế bào, phân tử trong cơ thể của chúng ta được đo lường thông qua các máy móc công nghệ. Tuổi sinh học này có thể thay đổi dựa trên chính lối sống, các yếu tố dinh dưỡng, tập luyện của chúng ta hàng ngày và các yếu tố khác quyết định.

Khi chúng ta già đi, các quá trình trao đổi chất không hoạt động tốt như khi chúng ta còn trẻ. Cơ thể chúng ta không chuyển hóa chất dinh dưỡng từ thực phẩm một cách hiệu quả, điều này có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao, đặc biệt là sau khi chúng ta ăn một bữa ăn. Và các quá trình đồng hóa như xây dựng protein cơ bắp trở nên kém hiệu quả hơn, vì vậy, chúng ta khó tăng khối lượng cơ hơn khi chúng ta già đi.

Trên thực tế, sau 50 tuổi, những người lớn không tập thể dục sẽ mất trung bình khoảng 0,18kg cơ mỗi năm. Tuy nhiên tin tốt lành đó chính là nếu chúng ta duy trì được lối sống lành mạnh và trẻ hóa tuổi sinh học thì đồng nghĩa với việc quá trình chuyển hóa sẽ được cải thiện và có khả năng tái tạo hệ thống cơ bắp giúp chúng ta khỏe mạnh hơn, chậm quá trình lão hóa hiệu quả hơn.

Trong quá trình trải nghiệm thực tế hành trình thay đổi lối sống SBODY trên hơn 100 học viên ở nhiều độ tuổi khác nhau và chủng tộc khác nhau trong suốt 12 tháng (từ tháng 10/2023 đến tháng 10/2024), TS. Nguyễn Thu Hương cùng đội ngũ chuyên gia – huấn luyện viên đã chứng kiến sự thay đổi từ thể chất, tinh thần và ngoại hình của hầu hết các học viên khi họ cải thiện được tuổi sinh học của mình thông qua việc thay đổi chế độ ăn uống, luyện tập thể thao đều đặn với những giáo trình riêng biệt phù hợp với các yếu tố sau:

- Gen di truyền

- Độ tuổi

- Giới tính

- Bệnh lý nền

- Công việc

Thông qua việc kiểm tra các chỉ số sinh học và tuổi sinh học của các học viên thuộc chương trình huấn luyện khỏe đẹp từ gốc của SBODY cũng như trải nghiệm của bản thân, TS. Thu Hương nhận thấy những người dù ít tuổi nhưng nếu họ bị thừa cân, lượng mỡ cơ thể cao, mỡ nội tạng cao, ít vận động, ngủ ít, stress nhiều thì tuổi sinh học đều cao hơn tuổi thật.

Có những người dù mới 20 tuổi nhưng BMI vượt ngưỡng 30 (ngưỡng béo phì cho nam giới), tỷ lệ mỡ cơ thể lên tới 45%, tuổi sinh học được tính toán lên tới 63 tuổi. Khi được hỏi về thói quen sinh hoạt, họ đều ít vận động, thích nằm hay ngồi một chỗ và thiếu năng lượng của một người trẻ.

Những người dù tuổi niên đại cao nhưng BMI ở ngưỡng trung bình từ 19-22, tỷ lệ mỡ cơ thể từ 19-21%, họ ăn uống khoa học, duy trì tập luyện thể thao mỗi ngày thì tuổi sinh học trẻ hơn tuổi thật từ 10-30 tuổi.

TS. Nguyễn Thu Hương và đội ngũ chuyên gia đồng hành đã sử dụng 4 phương pháp chính trong chương trình huấn luyện sức khoẻ SBody dành cho các học viên của mình. Đó là 1/Quản trị cơn thèm ăn từ não bộ; 2/Thay đổi chế độ ăn uống phù hợp với lối sống của từng người; 3/ Thiết kế bài tập phù hợp với khả năng vận động của từng học viên; 4/Hỗ trợ và đồng hành với học viên 24/7 không giới hạn địa lý để giúp các học viên có được những kết quả chuyển hoá tích cực và rõ rệt sau 99 ngày tham gia.

Trong số các học viên của chương trình, có thể nhắc đến học viên Phạm Thị Khánh – 60 tuổi đã hết chứng ngưng thở khi ngủ sau khi tham gia 03 tháng, các chỉ số máu về mức đẹp, cơ thể thon gọn, năng lượng như thời con gái. Hay trường hợp của doanh nhân Nguyễn Việt Dũng – Chủ tịch HĐQT Okini Food Việt Nam đã giảm thành công 18kg và trở về tuổi sinh học 31 khi tuổi thật là 51. Nhìn hình ảnh trước và sau khi tham gia Sbody của anh, ai cũng không khỏi bất ngờ và cảm thấy sự thay đổi hoàn toàn từ nam doanh nhân này. SBody không chỉ là chương trình giảm cân đơn thuần, đây là một chương trình huấn luyện sức khoẻ, giúp học viên nắm vững các kiến thức, nghiên cứu khoa học về dinh dưỡng, tập luyện, sức khoẻ thể chất và tinh thần để từ đó có thể làm chủ kỹ năng chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ của bản thân và gia đình. Chương trình có thể ứng dụng trên mọi lứa tuổi, vùng miền, môi trường bởi tính cá nhân hoá của nó.

Những nghiên cứu của TS. Nguyễn Thu Hương đã mở ra một hướng đi mới trong việc chăm sóc sức khỏe và đảo ngược lão hóa thuần tự nhiên. Các kết quả thu được không chỉ chứng minh tính khả thi của các phương pháp tự nhiên mà còn khẳng định tiềm năng ứng dụng trong thực tế, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng. Những phát hiện này có thể được áp dụng rộng rãi trong các chương trình chăm sóc sức khỏe cho các doanh nhân với lối sống bận rộn, dễ căng thẳng cũng như thế hệ trẻ với guồng quay của học tập – làm việc, đồng thời tạo điều kiện cho những nghiên cứu tiếp theo về lão hóa và sức khỏe.

Nguồn: Khoa học đời sống - số báo Xuân Ất Tỵ 2025

BÌNH LUẬN